Xây dựng và quản trị thương hiệu là hành trình tạo dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nó bao gồm nhiều hoạt động, từ xác định bản sắc thương hiệu, tạo dựng thông điệp và trải nghiệm khách hàng đến quảng bá thương hiệu. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một mối quan hệ bền chặt với khách hàng, khiến họ tin tưởng, yêu thích và trung thành với thương hiệu.
1. Xây dựng và quản trị thương hiệu được xác định như nào?
Những năm gần đây, khái niệm “thương hiệu” xuất hiện ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam dù được nhắc đến khá nhiều nhưng nhiều người vẫn chưa có cái nhìn đầy đủ và chính xác về vấn đề này.
Theo David Aaker, tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng về thương hiệu như “Managing Brand Equity” hay “Building strong Brand” thì “thương hiệu là một tài sản có giá trị lớn”.
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một tên, một từ ngữ, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.”
Philip Kotler quan niệm rằng: “Thương hiệu có thể hiểu như tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh” (Cre: Philip Kotler và Kevin Lane Keller, 2012, tr. 241).
Hãy tưởng tượng doanh nghiệp của bạn như một con người. Thương hiệu chính là cá tính của con người đó, là cách thức bạn giới thiệu bản thân với những người mới (hay khách hàng) và xây dựng mối quan hệ tin cậy với họ.
2. Tại sao xây dựng và quản trị thương hiệu lại quan trọng đến vậy?
Khi khách hàng tiềm năng bắt đầu cân nhắc quyết định mua hàng, họ thường nghĩ đến những thương hiệu mà họ biết và tin tưởng. Do đó, xây dựng thương hiệu mạnh là vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Xây dựng và quản trị thương hiệu cũng là chìa khóa để trở thành thương hiệu “top of mind”.
Giai đoạn nhận thức là bước ngoặt quan trọng đánh dấu khởi đầu hành trình mua hàng, nơi khách hàng tiềm năng bắt đầu khám phá và tìm hiểu về các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Tại giai đoạn này, mục tiêu chính của thương hiệu là thu hút sự chú ý và gây ấn tượng ban đầu với khách hàng, khơi gợi sự tò mò và mong muốn tìm hiểu thêm.
Sau khi đã nhận thức được thương hiệu và sản phẩm của bạn, khách hàng sẽ bước vào giai đoạn cân nhắc, nơi họ so sánh thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh và đánh giá xem liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Lúc này, ý định mua hàng của họ đã tăng lên do sự thu hút từ giai đoạn nhận thức. Họ sẽ tìm kiếm thêm thông tin để xác nhận quyết định mua hàng của mình.
Trong suốt các giai đoạn, khách hàng đã thu hẹp các lựa chọn của họ và đang so sánh các thương hiệu khác nhau để đưa ra quyết định mua hàng. Đối với những công ty đã xây dựng được nhận thức thương hiệu với khách hàng, đây là cơ hội để tập trung vào việc cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích có liên quan trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
3. Một số ví dụ về xây dựng và quản trị thương hiệu của các doanh nghiệp nổi tiếng.
3.1 McDonald’s
McDonald’s là minh chứng điển hình cho chiến lược quản lý thương hiệu hiệu quả. Với hình ảnh “mái vòm vàng” quen thuộc, McDonald’s đã khẳng định vị thế thương hiệu toàn cầu, thể hiện sức hút của mình trong ngành thức ăn nhanh đang cạnh tranh rất gay gắt.
Dù không phải “cha đẻ” của McDonald’s nhưng Ray Kroc chính là người đã đưa thương hiệu này thành đế chế thức ăn nhanh nổi tiếng toàn cầu. Ông đã từng bày tỏ quan điểm kinh doanh của McDonald’s rằng “Có một thứ đóng vai trò cơ bản dẫn đến thành công của chúng tôi, giống như chiếc bánh hamburger. Và thứ đó chính là marketing, một nét đặc trưng của McDonald’s. Nó lớn hơn bất kỳ con người hay sản phẩm nào mang tên McDonald’s”.
Nhờ chiến lược marketing thông minh này, thương hiệu McDonald’s đã len lỏi sâu rộng vào thị trường ẩm thực toàn cầu, thu hút lượng lớn thực khách và gặt hái thành công vang dội. So với chi phí đầu tư, lợi nhuận mà McDonald’s thu về là vô cùng xứng đáng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc cho doanh nghiệp.
3.2 Disney
Thành công vang dội của Disney trong việc quản lý thương hiệu bắt nguồn từ tầm nhìn chiến lược của nhà sáng lập Walt Disney và những người kế nhiệm đã tiếp nối di sản của ông. Walt Disney luôn đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của sự sáng tạo, đổi mới và ước mơ. Chính niềm tin này đã đặt nền móng cho một thương hiệu hứa hẹn mang đến những trải nghiệm kỳ diệu và khó quên cho mọi thế hệ.
Nhà sáng lập Walt Disney đã từng nói rằng: “Tôi không vẽ phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim hoạt hình cho đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Tôi gọi đứa trẻ đó là sự ngây thơ. Trong cuộc sống, nếu vì bất cứ lý do nào mà để mất đi sự ngây thơ đó thì thật là đáng tiếc”.
Với việc xác định nhu cầu mục tiêu như vậy, thị trường của Walt Disney không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi hay quốc gia nào. Bằng chứng là rất nhiều người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn, vẫn say mê với những bộ phim về chú vịt Donald tinh nghịch hay chú chuột Mickey đáng yêu của Disney.
3.3 LEGO
Không chỉ là những viên nhựa lắp ráp đơn thuần, LEGO còn là biểu tượng cho sự sáng tạo. Sản phẩm của LEGO luôn hướng đến mục tiêu là người đi đầu trong những yếu tố mang lại những gì tốt nhất cho trẻ em.
LEGO còn khéo léo mở rộng sang các lĩnh vực giải trí khác, gặt hái thành công vang dội và thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Điển hình là những bộ phim điện ảnh đình đám như “The Lego Movie” và “The Lego Batman Movie”. Chinh phục luôn cả thị trường trò chơi điện tử với các tựa game như “Lego Star Wars” và “Lego Harry Potter”.
Đi cùng với sự phát triển của LEGO là 4 thế hệ lãnh đạo thuộc gia tộc Kirk Kristiansen cùng câu khẩu hiệu không phai mờ theo năm tháng “det bedste er ikke for godt” (tạm dịch: chỉ những gì tốt nhất mới đạt tiêu chuẩn).
Giữa vô vàn các thương hiệu đang tranh giành sự chú ý, làm thế nào để đảm bảo thương hiệu của bạn gây được tiếng vang đối với khách hàng? Hay nói cách khác, làm thế nào để thương hiệu xuất hiện đúng thời điểm trong hành trình mua sắm của họ?
Với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm và am hiểu thị trường, iGEM tự tin mang đến cho bạn giải pháp xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả, giúp doanh nghiệp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.
Nguồn: iGem tổng hợp.