Gần đây, có rất nhiều vụ việc về phát ngôn trong quá khứ của nghệ sĩ bị đào lại, gần nhất là vụ phát ngôn của rapper Negav. Sự việc của Negav một lần nữa chứng minh hiện tượng “Milkshake Duck”: một người nổi tiếng có thể sụp đổ chỉ vì những sai lầm trong quá khứ, bất chấp hình ảnh hoàn hảo mà họ xây dựng. Trước Negav, không ít trường hợp người nổi tiếng bất ngờ bị tìm lại những hành động, lời nói phản cảm trong quá khứ. Vì sao việc “đào mộ” quá khứ lại trở thành một trào lưu trên mạng xã hội?

Trao đổi cùng báo Thanh Niên, Thạc sĩ Lê Anh Tú, Founder & CEO iGem Agency nhận định trên góc độ truyền thông, công chúng luôn quan tâm đến người nổi tiếng, muốn biết tường tận người nổi tiếng sống thế nào, thích gì… Khi nghệ sĩ vướng phải scandal, dân mạng bắt đầu đào bới quá khứ của người đó không phải là chuyện lạ. Vấn đề này chắc chắn sẽ bị khuếch tán mạnh hơn trong thời buổi mạng xã hội bùng nổ như hiện nay.

Khi một số người phát hiện được những thông tin họ cho là “sốc” rồi chia sẻ trên các hội nhóm sẽ khiến câu chuyện bị phát tán với tốc độ chóng mặt. Kể cả khi các bạn không phải là người nổi tiếng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những điều không hay trong quá khứ, ông Tú nói thêm.

Bên cạnh những làn sóng chỉ trích nghệ sĩ khi bị đào lại trong quá khứ, không ít ý kiến cho rằng đó là những lỗi lầm thuộc về quá khứ bồng bột, khi họ chưa nổi tiếng nên có thể được tha thứ. Về vấn đề này, thạc sĩ Lê Anh Tú nhận định quan điểm “quá khứ không đáng trách” chưa hoàn toàn đúng. Nghệ sĩ thường bị soi xét khắt khe hơn vì họ là hình mẫu, thần tượng của nhiều người. Khi người nổi tiếng mắc sai lầm trong quá khứ, phải tùy theo mức độ để quyết định họ có được khán giả tha thứ hay không. Quan trọng hơn là cách nghệ sĩ thừa nhận sai lầm và nỗ lực chứng minh sự thay đổi của bản thân. Nếu họ biết sửa sai và cống hiến ở hiện tại thì công chúng có thể dần bỏ qua và chấp nhận, chuyên gia nói thêm.

Thạc sĩ Lê Anh Tú cũng chỉ ra rằng nghệ sĩ càng phải cẩn thận trong phát ngôn để đề phòng trường hợp bị cạnh tranh không lành mạnh. Chuyên gia phân tích: “Ví dụ, phía đối thủ tìm ra được quá khứ đen tối của nghệ sĩ nào đó, họ chuẩn bị sẵn thông tin, đến khi cần thì sẽ tung ra. Thông thường, người nổi tiếng được đào tạo kỹ lưỡng về truyền thông và có người quản lý danh tiếng, giúp họ kiểm soát phát ngôn và hình ảnh. Ngược lại, những hiện tượng mạng, hoa hậu hay quán quân… thường chưa chuẩn bị tâm lý cho sự nổi tiếng, dẫn đến việc không kiểm soát tốt các phát ngôn và bài đăng trên mạng xã hội. Do đó, khi gặp scandal, bị đào bới quá khứ, họ thiếu kinh nghiệm để xử lý khủng hoảng”.

Từ sự việc của Negav, bão truyền thông là thử thách không thể tránh khỏi đối với người nổi tiếng. Trong thời đại mà mạng xã hội có sức mạnh lan truyền mạnh mẽ, việc xử lý khủng hoảng kịp thời và chuyên nghiệp là chìa khóa giúp nghệ sĩ duy trì thương hiệu và sự ủng hộ từ công chúng. Hãy để iGem đồng hành cùng bạn, xây dựng hình ảnh tích cực và đối phó hiệu quả với mọi khủng hoảng.

Xem đầy đủ bài viết tại đây: Báo Thanh Niên